Phương án bảo vệ toà nhà chung cư, văn phòng tối ưu nhất

Bảo vệ tòa nhà văn phòng

Phương án bảo vệ tòa nhà chính là một trong các tiêu chí hàng đầu mà khách hàng theo dõi để đánh giá chất lượng dịch vụ của một tòa nhà. Vậy làm thế nào để xây dựng một phương án bảo vệ hoàn chỉnh, chi tiết? Hãy cùng Haloland khám phá qua bài viết dưới đây nhé!

1. Phương án bảo vệ tòa nhà là gì? Mục đích khi xây dựng phương án bảo vệ?

Phương án bảo vệ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tiến trình đảm bảo an ninh, trật tự cho chung cư và văn phòng cho thuê. Dựa vào phương án này, đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý tòa nhà sẽ đánh giá được tình hình thực tế trong chung cư, văn phòng cho thuê để từ đó thiết lập kế hoạch bảo vệ và phân bổ nhiệm vụ cụ thể cho các phòng ban liên quan.

Đặc biệt, nội dung phương án bảo vệ cho tòa nhà cũng chuẩn bị trước cho một số tình huống khẩn cấp và cách xử lý cụ thể nhằm tránh gây hoang mang, hoảng loạn. Từ đó, ban quản lý vận hành bất động sản tòa nhà cần phải dự trù các giải pháp xử lý, tập huấn và phổ biến đầy đủ thông tin trong đội ngũ lực lượng bảo vệ.

Xem thêm: SỰ KHÁC NHAU CỦA SALES & MARKETING

Bảo vệ tòa nhà văn phòng
Bảo vệ tòa nhà văn phòng

2. Một phương án bảo vệ tòa nhà đạt chuẩn có các yêu cầu gì?

Một phương án bảo vệ tòa nhà chung cư đạt chuẩn chất lượng phải thỏa mãn được các yêu cầu sau:

  • Phương án phải được xây dựng dựa trên kiến trúc thực tế bởi đội ngũ tư vấn kỹ thuật tòa nhà chung cư, văn phòng cho thuê (quy mô, địa điểm đặt toà nhà, tình trạng giao thông, hệ thống kỹ thuật…).
  • Đảm bảo có thể kiểm soát tuyệt đối lượng người ra/vào tòa nhà.
  • Phải thích hợp với nội quy, thời gian và quy trình vận hành, cũng như văn hoá của tòa nhà.
  • Thoả mãn được các đề xuất, yêu cầu từ ban lãnh đạo toà nhà và chủ sở hữu.
  • Lên danh sách dự trù các sự cố, rủi ro có thể xảy ra bất ngờ trong tòa nhà. Từ đó, ban quản lý chung cư
  • , toà nhà văn phòng sẽ tiến hành thiết lập phương án đối phó và làm cơ sở để đào tạo, huấn luyện đội ngũ bảo vệ xử lý kịp thời bất cứ tình huống nào.

3. Phương án bảo vệ tòa nhà gồm các vị trí bảo vệ nào? 

Đối với các tòa nhà có quy mô rộng lớn thì việc đảm bảo an ninh tuyệt đối là vô cùng khó khăn. Do đó, việc xây dựng phương án bảo vệ tòa nhà sẽ giúp cho lực lượng bảo vệ hiểu chi tiết các nhiệm vụ cụ thể từng vị trí:

  • Bố trí bảo vệ tại sảnh chính tòa nhà
  • Vị trí điều khiển hệ thống quản lý bãi giữ xe ra – vào hàng ngày.
  • Sắp xếp bảo vệ đi tuần tra thường xuyên, phân luồng giao thông vào những giờ cao điểm, quan sát và sắp xếp xe trong hầm gửi xe
  • Vị trí giám sát, quản lý nhà thầu thi công
  • Phân bổ bảo vệ tuần tra lõi tòa nhà
  • Sắp xếp bảo vệ luôn túc trực tại phòng vận hành trung tâm, xử lý tín hiệu báo cháy

Xem thêm; NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI THUÊ VĂN PHÒNG GIÁ RẺ TPHCM

Bảo vệ tòa nhà văn phòng
Bảo vệ tòa nhà văn phòng

4. Cách xây dựng phương án bảo vệ tòa nhà hiệu quả

a. Đánh giá tình hình mục tiêu

Để có một phương án bảo vệ tòa nhà hoàn chỉnh, người lên phương án phải quan sát, cân nhắc tình hình thực tế:

 – Đánh giá vị trí địa lý tòa nhà

Trước khi lên phương án bảo vệ, người lên kế hoạch phải tiến hành đo đạc diện tích tòa nhà, thu thập thông tin về khí hậu, địa hình bao quanh.

– Đánh giá quy mô tòa nhà

Đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý bảo vệ sẽ tiến hành đo đạc, thống kế diện tích của các khu vực mà đội bảo vệ làm nhiệm vụ. Bên cạnh đó, người xây dựng phương án sẽ lên danh sách số lượng người dân để ước lượng tài sản thực tế, các loại máy móc cần giám sát, thống kê lượng người ra – vào tòa nhà mỗi ngày.

 – Đánh giá kiến trúc tòa nhà

Ban lãnh đạo cần cung cấp bản vẽ cấu trúc tòa nhà nhằm tiến hành đánh giá thực trạng của cơ sở hạ tầng (tường, hàng rào xung quanh khuôn viên, hệ thống đèn, điện, hệ thống camera,…)

 – Đánh giá thực trạng an ninh nội bộ

Đơn vị lên phương án sẽ tiến hành tìm hiểu văn hóa, môi trường trong tòa nhà, đồng thời thu thập thông tin tình hình an ninh, tội phạm xung quanh thuộc trạng thái an toàn hay không. Đặc biệt, người lên phương án bảo vệ tòa nhà phải nắm rõ các phòng ban, cán bộ, nhân viên đang làm việc trong tòa nhà.

 – Thông tin xung quanh liên quan

Ngoài những thông tin trong tòa nhà, người lên phương án cần phải hiểu rõ mối quan hệ giữa ban lãnh đạo tòa nhà đối với cơ quan nhà nước. Đặc biệt, người xây dựng phương án bảo vệ tòa nhà cũng phải chú ý đến yêu cầu của chủ tòa nhà đặt ra.

Xem thêm: TOP 4 TÒA VĂN PHÒNG CHO THUÊ GIÁ RẺ QUẬN PHÚ NHUẬN TPHCM

b. Nội dung của phương án bảo vệ tòa nhà

Có thể nói, nội dung là phần cốt lõi trong phương án bảo vệ tòa nhà. Nội dung cần trình bày chi tiết nhiệm vụ được phân bổ tại từng vị trí, diễn giải nguyên tắc quản lý đội ngũ bảo vệ.

Người lên nội dung cần phải lưu ý trình bày để người đọc dễ hiểu và nắm chắc thông tin.

Bảo vệ tòa nhà văn phòng
Bảo vệ tòa nhà văn phòng

c. Nhiệm vụ đối với từng vị trí

Đội ngũ lên phương án bảo vệ sẽ tiến hành thiết lập nhiệm vụ rõ ràng cụ thể cho từng vị tí trong tòa nhà. Một số nhiệm vụ chính cần được diễn giải:

1. Chốt trực bảo vệ tại sảnh tòa nhà

  • Cập nhật kịp thời các thông tin ra vào chung cư, văn phòng của khách hàng.
  • Hướng dẫn khách đến các văn phòng mong muốn.
  • Tiếp nhận và chuyển giao bưu phẩm.
  • Phối hợp và truyền thông tin cho các bảo vệ tòa nhà khác.

2. Vị trí vận hành hệ thống quản lý bãi xe ra/vào tòa nhà

  • Ghi nhận thông tin, điều phối xe vào đúng khu vực quy định.
  • Kiểm tra các thiết bị an toàn tại khu vực giữ xe.
  • Ngăn không cho các phương tiện mang chất dễ cháy, nổ hay vũ khí nguy hiểm vào nhà xe và tòa nhà.
  • Giữ liên lạc phối hợp với các vị trí khác.

3. Vị trí đăng ký, quản lý nhà thầu thi công

  • Xử lý đơn xin thi công, chuyển hàng, đảm bảo được các hoạt động tại toà nhà.
  • Tiếp nhận các đơn nhà thầu thi công.

4. Vị trí trực phòng điều khiển trung tâm, xử lý tín hiệu báo cháy

  • Thông báo trấn an cư dân khi có tín hiệu báo cháy trong toà nhà.
  • Điều động nhân viên kỹ thuật kiểm tra khu vực báo cháy.
  • Thông báo an toàn cho cư dân nếu không có hoả hoạn xảy ra.

5. Bảo vệ tuần tra cơ động

  • Thực hiện việc tuần tra tổng thể tất cả các khu vực.
  • Giám sát nhân viên bảo vệ có đảm bảo đúng vị trí trách nhiệm được giao không.
  • Kiểm tra các thiết bị an ninh, CCTV, các thiết bị chiếu sát có hoạt động tốt không.
  • Kiểm tra hệ thống PCCC đảm bảo hoạt động tốt khi có trường hợp khẩn cấp.

Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các nội dung cần có trong phương án bảo vệ tòa nhà.

 

Tin tức và Sự kiện